Họp 1 tiếng mà stress, trầm cảm cả hai, ba ngày? Có bạn Cà Rốt nào đã từng giống mình?

Flex nhẹ chút là mình đã từng làm cho một công ty nước ngoài bự trong khoảng một năm. Wow, phải nói là mình đã bị choáng ngợp. Được làm những dự án lớn với nhiều người từ các quốc gia khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc là mình không chỉ phải giao tiếp, nghe hiểu mà còn phải bày tỏ quan điểm bằng tiếng Anh.

Đưa ra ý kiến bằng tiếng mẹ đẻ đã khó rồi, nay còn phải làm bằng tiếng Anh, trước những đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm. Mình sợ kinh khủng, nhất là những buổi họp. Kiểu nói thì sợ bị cười mà không nói thì lại bị đánh giá rằng “m*y chẳng có value gì trong cái business này.” 😂

Mình biết khá nhiều bạn cũng sợ họp hành như thế. Sợ sai. Sợ bị cười. Lại sợ rằng ý kiến của mình không giúp ích được gì. Sau 4 tháng, mình đã tập thích ứng được với môi trường này (hơi lâu và hơi vất vả.) Sau đây là các mà mình đã giảm nỗi sợ ấy!

Điều mình có thể kiểm soát “trầm cảm” họp hành

Tất nhiên là miệng của mình 😂Hay nói cách khác là mình có thể kiểm soát những thứ mình nói. Vì thế, trước khi vào họp, mình đều hỏi thật kỹ mục đích và kết quả dự kiến của buổi họp. Sau đó, mình sẽ tìm tài liệu, thông tin liên quan để có chất liệu suy nghĩ.

Bạn cũng có thể làm điều tương tự và nghiên cứu thật kỹ về buổi họp. Tiếp đó là vạch ra một vài ý chính để phát biểu trong cuộc họp với những lý luận phù hợp. Khi có những lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình thì nỗi sợ bị phán xét đã được giảm đi rất nhiều.

Thay vì nói là “Em nghĩ nên làm phương án A vì em cảm thấy nó hiệu quả.” Mình đã thay đổi thành “Cuối năm có hơn xx lượt khách về quê, trong đó có yy% khách hàng ao ước được đi máy bay một lần nhưng chưa có điều kiện. Em đề xuất mình làm một gói ưu đãi giúp nhóm này về quê. Anh/chị cho em xin thêm góp ý với ạ.”

Cách để vượt qua nỗi "trầm cảm" vì họp hành

Điều mình không thể kiểm soát

Tất nhiên là miệng và suy nghĩ của người khác 😂Chúng ta khó lòng mà biết được người khác đang thích hay không thích mình. Chúng ta thường suy diễn ý người khác là nhiều. Và, đa số trong đó là tiêu cực.

Hãy chấp nhận việc bản thân đang trong nhiều luồng ý kiến khác nhau. Khen có. Chê có. Thậm chí là trung lập. Đặc biệt, mình tin rằng không ai thiếu sót ở tất cả và cũng không ai giỏi ở tất cả. Mình có thể chưa đúng ở một vấn đề nhưng không có nghĩa là mình không biết ở vấn đề khác. Sai ở một quan điểm không có nghĩa là bản thân mình đang sai. Tách công việc ra khỏi bản thân là một điều khó. Mất bốntháng mình mới hiểu được việc này 👏

Thành thật chấp nhận vấn đề của mình và tìm sự giúp đỡ

Những ngày đầu, vì sợ người khác chê bài mà mình tỏ ra biết mọi thứ. Mình đã gồng mình lên để suy nghĩ, tìm ra giải pháp. Vô hình trung, điều này là mình trở nên sợ hãi hơn. Sợ rằng một ngày nào đó, họ biết được rằng mình không tốt như họ nghĩ.

Một buổi họp nọ, sếp của mình vô tình đã giúp mình nhận ra sức mạnh của việc “thành thật chấp nhận và thành thật xin lỗi”. Chị nói rằng “Chị xin lỗi, chị hơn gen Z 1 giáp nên không biết nhiều về khó khăn của họ. Chị cần thêm thời gian tự nghiên cứu rồi mới ra quyết định được.”

Lúc ấy, mình nhận ra rằng việc thừa nhận điểm yếu của mình cũng không quá khó. Công thức là thừa nhận điểm yếu và hướng mà mình sẽ cải thiện chúng kèm thời gian. 

Nếu bạn thực hiện những cách trên mà vẫn chưa được thì có vẻ  bạn cần những góc nhìn khác. Hãy liên hệ với Carota để cùng trò chuyện với các nhà tham vấn liên quan đến các vấn đề công sở nhé: