Chúng ta thường chỉ nhắc đến trầm cảm sau sinh của phụ nữ. Thế nhưng, nam giới cũng là một đối tượng dễ bị trầm cảm hôn nhân. Tại sao lại vậy? Có mối liên hệ nào giữa trầm cảm và hôn nhân không? Cùng Carota khám phá nhé!

Nam giới và nguy cơ trầm cảm hôn nhân

Trầm cảm đến từ nhiều nguyên nhân như môi trường sống, gen,… Những người gặp phải “cơm không lành, canh không ngọt” có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Nhiều đàn ông gặp trầm cảm hơn bạn nghĩ. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, ~ 9% đàn ông có cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng mãn tính. Chỉ 1/3 trong số đó dùng thuốc và chỉ 1/4 thử trị liệu. Tỷ lệ tự tử ở nam giới có trầm cảm cũng cao gấp bốn lần so với nhóm phụ nữ có trầm cảm.

Đàn ông trung niên có nguy cơ trầm cảm cao hơn khi thất nghiệp hoặc gặp vấn đề thể chất. Khi sự ổn định tài chính bị đe dọa hoặc áp lực trong công việc quá lớn, nguy cơ trầm cảm tăng lên. Uống rượu, lười vận động hoặc thói quen ngủ kém, gián tiếp làm tăng nguy cơ trầm cảm. 

Trầm cảm ở những người đã kết hôn cũng có thể đến từ chính sự căng thẳng trong mối quan hệ. Chúng thường được gọi là căng thẳng hôn nhân. Không thể kết nối hoặc thiếu sự hỗ trợ của người vợ cũng là một nguyên nhân.

Dấu Hiệu Trầm Cảm Trong Hôn Nhân

Nhìn chung, các dấu hiệu trầm cảm khá tương tự ở cả người đã kết hôn và chưa kết hôn. Nói cách khác, trầm cảm trong hôn nhân không hẳn biểu hiện một cách hoàn toàn khác biệt. . Một số dấu hiệu điển hình của trầm cảm cũng có thể quan sát thấy ở trầm cảm trong hôn nhân là: 

  • Tách bản thân ra khỏi mọi người
  • Dễ cáu bẳn
  • Dễ cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy không có động lực
  • Không còn hứng thú với những gì mình đã từng thích
  • Cảm thây vô vọng
  • Giảm ham muốn tình dục

Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào, thì bạn có thể có trầm cảm hoặc đang gặp khó khăn tâm lý nào đó.

Cách giúp nam giới cải thiện trầm cảm

Cách giúp đàn ông vượt qua trầm cảm

Cải thiện chứng trầm cảm cần sự nỗ lực từ hai phía. Khi bị trầm cảm, người đàn ông cần được kiên nhẫn lắng nghe và giúp đỡ từ từ để vượt qua. Dưới đây là một sô những cách giúp bạn hoặc nửa kia của bạn cải thiện chứng trầm cảm.

Trị liệu cặp đôi

Cách này tạo điều kiện để hai bên giao tiếp. Nếu bạn đang trong xung đột, thì đây là phương pháp giúp bạn và đối phương dễ dàng hòa giải thay vì tiếp coi nhau là đối thủ trong cuộc hôn nhân của mình.

Tham vấn tâm lý

Với tham vấn tâm lý, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực – điều đang duy trì trầm cảm. Bạn sẽ học cách nhận diện những suy nghĩ tiêu cực, đánh giá lại tính xác đáng của chúng, và thiết lập cách suy nghĩ cân bằng và lành mạnh hơn. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm và giảm nguy cơ tái phát trầm cảm.

Tại Carota, chúng mình có những nhà tham vấn trên 3 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, hình thức online sẽ giúp bạn đỡ ngại hơn khi chia sẻ vấn đề của mình. Hãy tải app Carota và trải nghiệm nhé: http://onelink.to/carota

Thuốc trầm cảm (cần phải có sự chỉ định của bác sĩ)

Sử dụng thuốc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Mặc dù việc này cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ. Ở một mức độ, thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng trầm cảm.

Duy trì vận động và lối sống điều độ

Trầm cảm có thể khiến bạn không muốn làm gì. Thế khi không làm gì, ta lại dễ bị lôi vào những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy tệ về mình.

Vì vậy, một trong những gợi ý quan trọng để cải thiện trầm cảm là duy trì vận động. Nếu việc tập luyện thể thao là quá sức với bạn, hãy thử đi dạo. Đôi khi chỉ cần 5 – 10 phút, bạn thấy khá hơn.

Điều quan trọng không phải là bạn tập được lâu đến đâu mà là sự điều độ. Bạn cũng có thể kết hợp các hoạt động cho phép bạn vận động cơ thể vào lịch trình hàng ngày của mình. Chẳng hạn như việc dọn dẹp nhà cửa hay đi bộ đến cửa hàng tạp hóa.

Cũng cần chú ý ăn uống điều độ và đủ chất, cho dù đôi khi bạn có thể không muốn ăn. Tương tự, duy trì việc đi ngủ đúng giờ. Nếu bạn gặp rối loạn giấc ngủ và không thể tự điều chỉnh, đừng ngần ngại đi gặp bác sĩ hoặc tham vấn viên để nhận được hỗ trợ.

Categories: KỂ TỚ NGHE