Chốn công sở có nhiều thứ “im lặng” mà nó lạ lắm! Bài viết chỉ thể hiện góc nhìn cá nhân.

Quiet hiring – Không tuyển mà lại thành tuyển

Trước khi làm tại Carota, mình đã từng làm cho agency được khoảng 3 năm. Tầm 2021-2022, ngành này thiếu nhân lực nghiêm trọng. Cả ngành trống khoảng trên 1000 headcounts. Khi mà việc không tìm ra được người, thì một số công ty lấp đầy chỗ trống bằng cách để các bạn Account chuyên “kiếm khách” kiêm cả viết nội dung. Trước đây, mình cũng được trưng dụng từ nhóm Creative sang nhóm Planner. (Mình đã rất thích điều này 👏)

Đây là một trong những ví dụ cho quite hiring. Đó là tận dụng nguồn lực sẵn có để lấp đầy những vị trí trống. (Dĩ nhiên, việc có được trả lương thêm hay không còn tùy vào “tư bản” 😂) 

Quiet hiring: Lặng lẽ tuyển người

Quiet hiring được xem là một cách để công ty có thể “chữa cháy” trong ngắn hạn. Điều này cũng mang nhiều cơ hội cho những ai muốn thử sức ở một lĩnh vực mới. Ngày ấy, khi nghe được trở thành nhân viên xây dựng kế hoạch mình vui lắm. Được là người đầu tàu dẫn dắt cả một dự án cơ mà!

Song, việc “âm thầm tuyển” này cũng có nhiều biến tướng. Với nhiều công ty “tiếc tiền” thì đây là một trong những cách “bào” nhân viên khá phổ biến. Nên nhớ là điều gì cũng có hai mặt. Kiêm nhiều việc là một cách tôi luyện, giúp bứt phá giới hạn nhưng nó cũng làm bạn dễ bị stress và burn out.

Quiet quiting – Chỉ làm những gì có trong JD

Trong khoảng thời gian đó, mặc dù rất nhiệt huyết với công việc, nhưng mình đã bị burn out trong một thời gian dài. Khối lượng công việc lớn, lịch họp dày đặc, biển deadline luôn sẵn. Vì thế, khi bước ra khỏi thế giới ấy, mình đã tự hứa với bản thân là “Thờ ơ với mọi chuyện ngoài công việc; chỉ làm tròn trách nhiệm (vì có làm hơn cũng không để làm gì); không sáng tạo thêm thứ mới;k hông Drama. Mình chỉ đến công ty để làm. Và chấm hết. Mình ngầm tạo ra một giới hạn cho bản thân để phục hồi sức khỏe tinh thần như vậy.

Và đó, thưa các bạn, là biểu hiện điển hình của Quiet quitting – nghỉ việc thầm lặng. Chỉ làm ở mức tối thiểu những công việc được giao. Xong thì nghỉ, không thêm không bớt. Nhiều khi mình nghĩ không ai cô lập mình, mà mình đang cô lập cả công ty 😂

Quiet quitting: Chỉ làm những việc được giao

Quiet quitting mang đến cho mình nhiều lợi ích như không bị quá tải; có nhiều thời gian cho bản thân; tránh xa khỏi drama, xì xào công sở. Một lối sống đáng theo đuổi với những đứa như mình – coi công việc không phải là đích đến. Song, mình nghĩ không nên thực hiện quá triệt để. Bạn có thể thấy lạc lõng hơn trong công ty khi mình quá khác biệt. Thực ra thì không làm sau giờ cũng khiến mình làm mất lòng khá nhiều người. Không đi bonding sau giờ làm khiến mình trở nên “tối cổ” hơn – không biết chuyện gì đang xảy ra trong công ty. Yep, nhưng điều gì cũng phải có sự đánh đổi. 

Quiet quitting hay Quiet hiring: Sức khỏe tinh thần vẫn là trên hết

Có câu nói thế này “Hạnh phúc không nằm ở cuối con đường mà hạnh phúc là con đường.” Dẫu bạn là fan của quiet quitting hay quiet hiring thì mình mong bạn hãy bắt đầu nghĩ về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống để không bị quá tải hoặc không cảm thấy lạc lõng. 

Hãy đặt ra cho chính mình những câu hỏi:

  • Liệu công việc có phải là cả cuộc sống?
  • Bạn có đang trong vòng lặp: thức dậy – đi làm – về nhà?
  • Giá trị mà bạn mong muốn tạo lập trong cuộc sống này là gì? 

Cảm ơn các bạn Cà Rốt đã đọc mấy dòng tản mạn này của mình. Nếu bạn cần sự trợ giúp để tìm ra một lối đi, hãy gặp Carota qua:

Categories: KỂ TỚ NGHE