Đại học là một trải nghiệm thú vị với nhiều sinh viên. Và đây cũng là giai đoạn đánh dấu nhiều thay đổi trong tâm lý. Gần đây, tình trạng trầm cảm, lo âu xảy ra nhiều với các em sinh viên mới. Vậy, gia đình cần làm gì để giúp đỡ các em?
“Lạ nước lạ cái”
Bước ra vòng tròn an toàn chưa bao giờ là dễ dàng. Nhất là đối với những tân sinh viên đến từ các tỉnh lẻ. Các em phải xa gia đình, bạn bè và những gì thân thuộc. Vì vậy, các em không tránh khỏi những cảm giác lạc lõng, cô đơn.
Thiếu kỹ năng giao tiếp làm cho các em cảm thấy khó hòa đồng. Nguyên nhân chủ yếu là bậc phổ thông chỉ chú trọng dạy “chữ” mà thiếu những buổi hướng dẫn kỹ năng. Khi bước ra một môi trường rộng lớn hơn, các em khó mà thích nghi trong một sớm chiều.
Phải tự thân vận động
Với những bạn thuộc diện “coi trai cưng của mẹ”, phải tự nấu ăn, giặt dũ là một thách thức. Làm những “việc không tên” có thể khiến con cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
Cuộc sống đại học không chỉ có học. Các em được khuyến khích tham gia nhiều các hoạt động như tình nguyện, câu lạc bộ, làm thêm. Dù các hoạt động này đều có mục đích tốt, nhưng nếu thiếu đi định hướng, các em có thể bi xa đà với quá nhiều hoạt động cùng lúc. Hệ quả là các em bị phân tán sức lực, ảnh hưởng kết quả học tập và gia tăng căng thẳng.
Nhiều sinh viên có lịch trình sánh ngang với các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty. Trung bình mỗi ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và hiếm khi kết thúc trước 12 giờ đêm. Lịch trình khắt khe này khiến nhiều người thiếu ngủ và ít có thời gian để phát triển các kỹ năng sống.
Áp lực đến từ bạn bè đồng trang lứa
Đây là những áp lực làm-sao-để-bằng-bạn-bè. Khi thấy một người bạn mới năm nhất đã làm thực tâp sinh cho công ty nước ngoài – bị áp lực. Khi thấy bạn bè cùng tuổi nhưng tiếng anh rất đỉnh – bị áp lực. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, hành vi, lối sống. Ví dụ, một bạn mới chân ướt chân ráo vào đại học có thể cảm thấy tự ti vì ai cũng hơn mình. Bạn ấy có thể chán nản và không muốn giao tiếp với người khác vì cảm thấy mình chưa đủ giỏi.
Những dấu hiệu của trầm cảm, lo âu ở sinh viên
Có khoảng ⅓ học sinh, sinh viên gặp vấn đề liên quan đến trầm cảm và lo âu. Dưới đây là một số biểu hiện:
Gia đình có thể làm gì giúp các em tránh trầm cảm, lo âu?
Để giúp các em không bị quá bỡ ngỡ khi học đại học, cha mẹ nên làm công tác tư tưởng từ sớm.
Đầu tiên, hãy đặt ra một cái nhìn thực tế về cuộc sống xa nhà. Để tránh việc con bị lo lắng, cha mẹ nên vạch ra những hướng dẫn để con có thể đương đầu. Đó có thể là hướng dẫn con những kỹ năng sinh hoạt như nấu nướng, dọn nhà. Giúp con cách mở lời nói chuyện, tham gia hoạt động ngoại khóa.
Tiếp theo, cha mẹ cùng con xây dựng các kỹ năng sống độc lập ở độ tuổi nhỏ. Con trở nên độc lập hơn và có thể tự chăm sóc bản thân.
Khuyến khích con chia sẻ với cha mẹ. Nếu nhận thấy con có thể đang bị trầm cảm hoặc lo âu, cha mẹ có thể hướng con đến tham vấn tâm lý. Lúc này, con sẽ được trò chuyện với chuyên gia về tâm lý. Họ là những người có kinh nghiệm, biết lắng nghe để giúp con có cách tiếp cận vấn đề hiệu quả.
Lời kết
Với những bạn trẻ mười tám đôi mươi phải thích nghi một môi trường mới, có những vấn đề tâm lý là điều không tránh khỏi. Vì thế, cha mẹ hãy luôn quan tâm để con không lạc lõng. Và cha mẹ đừng quên là Carota vẫn luôn đồng hành cùng gia đình bạn. Inbox fanpage Carota nếu cần sự giúp đỡ: https://www.facebook.com/carotamentalhealth