Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 280 triệu người có rối loạn trầm cảm. Con số này tương đương với 3,8% dân số thế giới. Trong đó, 5% người trưởng thành có rối loạn (1). 

Vai trò của gen trong việc gây ra rối loạn trầm cảm

Để tìm hiểu vấn đề này, các nhà khoa học quan sát trên những bệnh nhân có con sinh đôi. Những cặp song sinh cùng trứng sẽ có 100% gen giống nhau. Còn những cặp song sinh khác trứng sẽ có 50% gen giống nhau. Nếu do di truyền, các nhà khoa học tiên lượng rằng những cặp song sinh cùng trứng của bệnh nhân mắc trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những cặp song sinh khác trứng. Và điều đó đã được chứng minh.

Gen chiếm tới 40 – 50% nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm. Tỉ lệ này có thể còn cao hơn với bệnh nhân trầm cảm nặng. Tức là, ~ 50% nguyên nhân là do di truyền và 50% không liên quan đến di truyền. Hoặc, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm hoàn toàn là do di truyền. Và, trong những trường hợp khác, nó có thể là do yếu tố khác. Các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Nghiên cứu trên những trường hợp được nhận nuôi cũng giúp xác định vai trò của gen với trầm cảm. Các nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi nguy cơ trầm cảm ở người được nhận nuôi có cao hơn nếu bố mẹ đẻ của họ cũng có trầm cảm hay không. Kết quả các nghiên cứu cho thấy có vẻ như đó chính là những gì xảy ra.  

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không mang tính di truyền 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ngoài di truyền. Việc bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục, ít được quan tâm đến cảm xúc và thể chất, hay những căng thẳng nghiêm trọng trong cuộc sống đều có thể là các yếu tố nguy cơ. Mồ côi cha hoặc mẹ sớm cũng làm tăng nguy cơ ở một mức độ nhất định.

Nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn khi gia đình có người mắc phải?

Nếu một người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc rối loạn trầm cảm, người đó có thể có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2 hoặc 3 lần so với người bình thường. Điều này tương đương khoảng 20-30% thay 10% như những người khác.

Tỉ lệ này có chút khác biệt với những người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc trầm cảm tái phát (bị nhiều hơn một lần), hoặc trầm cảm khởi phát sớm (trước năm 20 tuổi). Dạng trầm cảm này ít phổ biến hơn, chưa có tỉ lệ chính xác trong dân số, nhưng thường rơi vào khoảng 3-5%. Anh chị em ruột hoặc con cái của những người mắc trầm cảm này có nguy cơ mắc nó cao hơn 4 hoặc 5 lần so với người bình thường.

“Gen trầm cảm” có tồn tại không?

Có một số bệnh có nguyên nhân bởi khiếm khuyết trên một gen nào đó. Ví dụ như: xơ nang, rối loạn dưỡng cơ, bệnh Huntington… Đó đều là những căn bệnh hiếm gặp. Nhưng những rối loạn phổ biến như trầm cảm, tiểu đường và cao huyết áp cũng bị ảnh hưởng do gen. Với những rối loạn này, sự kết hợp của hai bộ gen của bố và mẹ có thể tạo ra bộ gen có nguy cơ mắc bệnh của con. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được có bao nhiêu gen liên quan đến trầm cảm. Nhưng giả định khó xảy ra là bất kì một gen đơn lẻ nào gây trầm cảm có thể gây bệnh trên một nhóm dân số lớn.

Vì vậy, không có ai đơn giản “bị di truyền” trầm cảm từ cha hoặc mẹ của họ. Mỗi người thừa hưởng một sự kết hợp gen độc đáo từ cha và mẹ của họ, và một số sự kết hợp nhất định có thể dẫn đến một căn bệnh nhất định.

“Gen trầm cảm” có tồn tại không?

Rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có liên quan như thế nào?

Hầu hết những người bị trầm cảm không có các đợt hưng cảm.

Thuật ngữ rối loạn trầm cảm để chỉ trầm cảm không kèm theo hưng cảm. Hầu hết những người trải qua giai đoạn hưng cảm cũng có các giai đoạn trầm cảm. Vì vậy, tên Rối loạn lưỡng cực (hay hưng – trầm cảm) cho rối loạn này. Rối loạn trầm cảm điển hình và rối loạn lưỡng cực là hai “rối loạn cảm xúc chính”.

Hầu hết những người có rối loạn trầm cảm không có họ hàng gần mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Nhưng họ hàng của những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực phải đối diện với nguy cơ tăng cao có thể mắc rối loạn trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực.

Còn rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu thì sao? 

Một số thay đổi di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc với cả rối loạn trầm cảm và một số rối loạn lo âu nhất định, chẳng hạn rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ và lo âu xã hội. Ngoài ra, một số người, do đặc trưng trong tính khí, thường có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc khó chịu và lo lắng thường xuyên hơn khi đối phó với căng thẳng trong cuộc sống. Các nhà tâm lý học sử dụng các thuật ngữ như “bất ổn cảm xúc”  và “trải nghiệm cảm xúc tiêu cực” để chỉ xu hướng này. Những người có nét tính khí này thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.  Tuy nhiên, nhiều người bị trầm cảm không biểu hiện nét tính khí này trước khi trầm cảm bắt đầu.

Credit

Bài viết được viết bởi Douglas F. Levinson, M.D.

Walter E. Nichols, M.D., Giáo sư tại Trường Y, Khoa Tâm thần học và Khoa học Hành vi, Đại học Stanford.  

Link bài gốc: https://med.stanford.edu/depressiongenetics/mddandgenes.html#:~:text=Heritability%20is%20probably%2040%2D50,(psychological%20or%20physical%20factors).

Số liệu tham khảo: 

  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/depression