Con trẻ cảm thấy buồn, tức giận là một điều bình thường. Thế nhưng, khi con chìm vào trạng thái tiêu cực kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng thì là một cảnh báo ⛳

Trầm cảm hiện đang phổ biến ở học sinh

Những năm trở lại đây, trầm cảm diễn ra phổ biến tại học đường. Nhiều học sinh bị trầm cảm không nhận được sự chăm sóc cần thiết do gia đình và nhà trường không phát hiện. Vì thế, trong bài viết này, Carota chia sẻ đến các bấc phụ huynh và các nhà giáo dục những biểu hiện thường gặp của trầm cảm ở học sinh nhằm giúp gia đình và nhà trường phát hiện sớm và giúp đỡ các em kịp thời.

Những dấu hiệu trầm cảm

  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu bẳn hay buồn bực
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Ít cố gắng vào bài tập ở trường, dễ bỏ cuộc
  • Khó tập trung khi học bài
  • Không nộp bài, bị điểm thấp hơn
  • Có vẻ không hứng thú với điều gì, hoặc mất hứng thú với những sở thích trước đây 
  • Rút lui khỏi bạn bè hoặc các hoạt động khác trong cuộc sống
  • Bỏ học hoặc thường xuyên đi học muộn

Một số học sinh bị trầm cảm có thể:

  • Đã trải qua sang chấn hoặc các biến cố trong cuộc sống
  • Có các vấn đề sức khỏe tinh thần khác, như lo âu 
  • Tham gia vào các hành vi nguy hiểm hoặc tự làm hại bản thân (ví dụ như bất cẩn hoặc sử dụng rượu, ma túy, hoặc tự gây thương tích cho bản thân)
  • Nói về cái chết hoặc tự tử

Một số hành vi báo hiệu nguy cơ tự sát ở học sinh 

  • Nói về tự tử hoặc cái chết hoặc việc tự sát
  • Đề cập rằng em không còn muốn ở đây nữa
  • Viết bài hát, bài thơ hoặc thư về cái chết
  • Cho đi những món đồ quý giá
  • Tham gia vào các hành vi nguy hiểm đến sự an toàn và tính mạng 

Cha mẹ và nhà trường có thể làm gì giúp các em?

Trầm cảm có thể được cải thiện với điều trị và hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là những gợi ý giúp phụ huynh và nhà trường hỗ trợ các em.

Giúp học sinh bị trầm cảm cảm thấy được chào đón và hòa nhập. Hãy cho các em biết cha mẹ và thầy cô luôn sẵn lòng giúp đỡ. Khuyến khích điểm mạnh và sở thích của các em để giúp các em cảm thấy tự tin hơn. Hãy cho các em biết bạn ghi nhận thấy nỗ lực của họ – ngay cả những thành công nhỏ nhất.

Tránh thúc ép học hành

Ép con cái học hành quá mức hoặc chưa phù hợp với khả năng khiến các em cảm thấy áp lực. Nếu kết quả học tập của các em đang chưa tốt, cùng các em tìm hiểu xem khó khăn là gì và tìm ra cách khắc phục. Tránh việc mắng mỏ hay chỉ trích. Hiểu rằng các em đều đang cố gắng tốt nhất có thể nhưng gặp phải vướng mắc ở đâu đó cần cha mẹ và thầy cô tìm hiểu và gỡ rối. 

Tạo môi trường và khuyến khích các hoạt động thể chất

Vận động có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm nhẹ. Cha mẹ có thể cùng các em thảo luận để tìm xem có dạng hoạt động thể chất nào các em có thể thử. Cần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Đôi khi chỉ việc đi dạo cũng là đủ mà không cần đến các hình thức tập luyện nặng. Việc tham gia các môn thể thao đôi, hoặc đồng đội cũng có thể hữu ích bởi nó tạo cơ hội cho các em giao lưu. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng không thúc ép thái quá và cho các em cơ hội lựa chọn. 

Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng của con mình, hãy liên hệ Carota qua:

Categories: TRẦM CẢM