Trị liệu tâm lý là quá trình tìm hiểu về tâm trí và cách nó ảnh hưởng lên hành vi con người. Đây là một công cụ đắc lực giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Trong bài viết này, Carota sẽ làm rõ khái niệm và các tiếp cận khác nhau trong trị liệu tâm lý.
Trị liệu tâm lý là gì?
Đây là một quá trình giúp người có vấn đề về tâm lý, cảm xúc hoặc hành vi tìm hiểu và thay đổi những gì gây khó khăn cho họ. Chất lượng cuộc sống cũng ví thế được cải thiện.
Trị liệu tâm lý có thể được thực hiện bởi các chuyên gia. Họ là những người được đào tạo và có bằng cấp như bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, nhà tham vấn-trị liệu tâm lý,… Phương pháp này có thể được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau:
- Trị liệu cá nhân
- Trị liệu theo nhóm, cặp đôi, gia đình.
Thân chủ sẽ nói chuyện với chuyên gia về những vấn đề của mình. Họ có nhiệm vụ lắng nghe, đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề. Từ đó, đưa ra những gợi ý giúp giải quyết những vấn đề đó.
Các tiếp cận phổ biến của trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý có nhiều tiếp cận khác nhau, phụ thuộc vào:
- Phương pháp
- Mục tiêu
- Đối tượng
Dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến:
Trị liệu hành vi
Phương pháp dựa trên việc thay đổi hành vi tiêu cực, để điều trị:
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn ăn uống…
Lấy trị liệu hành vi áp dụng cho người bị nghiện rượu làm ví dụ. Chuyên gia sẽ giúp người này xác định các yếu tố kích thích mà rượu mang lại. Từ đó, họ đề xuất thay thế chúng bằng các hoạt động tích cực khác và tăng cường các kỹ năng đối phó với cơn thèm rượu.
Trị liệu nhận thức
Trị liệu nhận thức nghiên cứu việc con người suy nghĩ, học hỏi, ghi nhớ… Các chuyên gia sẽ xoáy vào việc thay đổi những suy nghĩ sai lầm và tiêu cực gây ra cảm xúc và hành vi không mong muốn. Ví dụ: Trị liệu nhận thức áp dụng cho người bị trầm cảm bao gồm việc giúp họ nhận ra và thách thức các suy nghĩ tự ti, vô vọng và tự trách mình.
Trị liệu nhận thức-hành vi (CBT)
Kết hợp hai phương pháp trên để giúp một người nhận ra và thay đổi cách họ suy nghĩ và hành động. Ví dụ: Trị liệu nhận thức-hành vi áp dụng cho người bị lo âu bao gồm việc giúp họ xác định và thay đổi các suy nghĩ quá lo lắng, tránh né các tình huống gây lo âu và rèn luyện các kỹ năng đối mặt với lo âu.
Phương pháp này không tập trung vào quá khứ. Nó tập trung vào những khó khăn đang xảy ra với bạn ngay lúc này để tìm các giải pháp tháo gỡ.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn của hiện tại. Nếu có thắc mắc, hãy mạnh dạn tải app Carota hoặc ping chúng mình trên Facebook nhé!