PARENTIFICATION xảy ra khi đứa trẻ phải đảm đương những trách nhiệm vượt quá năng lực lứa tuổi. Bởi cha mẹ không có khả năng làm điều đó. Hay, trẻ phải nhận những trách nhiệm đáng lẽ thuộc về cha mẹ.

Parentification xảy ra dưới hai dạng thức

🥕 Dạng một

Trẻ có thể bị biến thành “công cụ” (instrumental parentification) để phụ giúp cha mẹ kiếm tiền hay đảm đương việc nhà; như trong hoàn cảnh đói nghèo hay gia đình gặp khủng hoảng kinh tế.

🥕 Dạng hai

Trẻ phải gánh trách nhiệm xoa dịu các vấn đề tâm lý hay cảm xúc cho cha mẹ (emotional parentification). Chẳng hạn như, cha mẹ gặp trục trặc trong hôn nhân. Họ bắt trẻ phải là người đứng giữa phân minh vấn đề. Hay như, anh chị em của trẻ có nhiều vấn đề dẫn đến cha mẹ luôn phải canh cánh lo cho họ. Cha mẹ không có thời gian hay tâm sức cho trẻ. Trẻ cảm thấy bị bỏ mặc, phải tự lo cho mình.

Cha mẹ có thể còn đặt những kì vọng thái quá lên trẻ. Họ hy vọng trẻ “bù đắp” cả cho những gì mà anh chị hay em của trẻ không làm được.

Những dấu hiệu phải “làm cha mẹ”

🥕 Lo lắng thường trực gia đình sẽ không ổn nếu không có bạn

🥕 Cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình

🥕 Luôn có áp lực phải là người “giữ hòa khí” trong gia đình

🥕 Bỏ quên nhu cầu bản thân trong nỗ lực làm hài lòng người khác

🥕 Độc lập thái quá, gặp khó khăn để tìm kiếm hay đón nhận sự giúp đỡ

🥕 Chỉ cảm thấy bản thân có giá trị khi phục vụ người khác

🥕 Có xu hướng chở che hay bao bọc thái quá trong các mối quan hệ lãng mạn

🥕 Gặp khó khăn để thư giãn, thường trực nỗi lo âu về trách nhiệm

Parentification có thể để lại những tổn thương tâm lý dai dẳng. Nhưng không có nghĩa bạn không thể chữa lành. Cho phép bản thân công nhận những nỗi đau của một phần tuổi thơ bị đánh cắp chính là bước đầu tiên trên hành trình chữa lành cho bạn.

Theo dõi Carota để nhận nhiều thông tin bổ ích:

Categories: CAROTA MỖI NGÀY