Trong một mối quan hệ, việc bất đồng quan điểm hay xảy ra tranh cãi là điều bình thường. Thậm chí, đây còn là điều cần thiết. Nhưng, hãy cẩn thận nếu bạn thường xuyên cảm thấy cạn kiệt, mệt mỏi vì những “cuộc chiến” dai dẳng. Rất có thể, bạn đang trong một mối quan hệ độc hại.

Bạn có đang trong một quan hệ độc hại không?

Bạn cảm thấy thế nào khi ở bên người ấy? Họ “drama hóa” cuộc sống của bạn? Họ đang bóp méo lời nói hay gây gổ?

Khi ở cạnh một người độc hại, bạn cảm thấy khó chịu hoặc tồi tệ. Mặc dù mức độ độc hại có thể khác nhau nhưng chúng đều kích hoạt những cảm xúc tiêu cực trong bạn.

Dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang trong mối quan hệ độc hại

Không là chính mình khi ở cạnh nửa kia

Trong một mối quan hệ, việc hai người cùng điều chỉnh để phù hợp với nhau là cần thiết. Những điều chỉnh này cần dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng, và thấu hiểu cho nhau. Nếu bạn cảm thấy mình bị ép buộc thay đổi để chiều người kia. Hoặc bạn sợ bị phán xét nếu không làm theo họ. Hay bạn luôn phải kìm cơn giận mỗi khi ở cùng họ. Thì bạn có thể đang trong một mối quan hệ độc hại.

Bạn không là chính mình khi ở bên nửa kia

Một dấu hiệu khác là sự kiểm soát. Họ có cố ý kiểm soát hoành động, ý thích của bạn không? Bạn có phải nhìn sắc mặt của họ để làm những điều mình muốn không? Nếu có, đã đến lúc bạn xem lại mối quan hệ này.

Một mối quan hệ độc hại còn gây ra tổn hại thể chất của bạn. Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng có thể gây ra những cơn đau đầu dai dẳng, chán ăn, mất ngủ. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị bồn chồn, tim đập nhanh, khó thở. 

Đối phương từ chối thảo luận hoặc phủ nhận suy nghĩ hay cảm xúc của bạn  

Bạn có đang trọng “một trận chiến” với họ? Bạn cứ phải gồng mình lên để tấn công/ phòng thủ những hành động của đối phương. “Tôi chỉ còn tin 50-70% lời anh ta nói”. Cả hai bên cảm thấy mệt mỏi vì nhau.

Dẩu hiệu của mối quan hệ độc hại

Khi một vấn đề gì phát sinh, họ liên tục đổ lỗi cho tất cả, trừ chính bản thân họ. Nhiều người cố tình không nhận ra những sai sót của họ. Điều này khiến cuộc nói chuyện đi vào ngõ cụt.

Bạn cảm thấy an tâm, nhẹ nhõm khi không phải ở cạnh nửa kia 

“Người ấy có thể ra khỏi nhà khoảng 2-3 tiếng thì tốt biết mấy?” Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy tự hỏi bản thân lý do. Có thể họ đang tạo thêm quá nhiều căng thẳng cho cuộc sống của bạn hoặc họ không để bạn yên mỗi cho bạn khi bạn cần. 

Lời kết

Nếu bạn gặp một hoặc nhiều dấu hiệu trên, có thể bạn nên xem xét lại mối quan hệ này. Hãy nhớ rằng Carota luôn ở bên cạnh bạn! Inbox fanpage của chúng mình nếu còn thắc mắc nhé: https://www.facebook.com/carotamentalhealth

Categories: CAROTA MỖI NGÀY