Bạn sắp bước vào kỳ thi. Đã cả tuần nay bạn lao đầu vào ôn luyện. “Ôi, mệt và căng thẳng quá”, bạn nghĩ, “còn bao nhiêu thứ chưa ôn!”. Bạn bứt rứt, khó chịu. Bạn đứng dậy khỏi bàn, đi đi lại lại với hy vọng có thể thư giãn. Nhưng đầu bạn vẫn ong ong.

Bạn nằm vật ra giường, thấy cơ thể rã rời mà vẫn không thể nằm yên. Bạn cảm thấy buồn nôn khi căng thẳng. Bạn lo lắng. Bụng bạn chộn rộn. Bạn lại  dậy và ngồi vào bàn nhưng bạn không thể tập trung. Mắt bạn mỏi còn tâm trạng thì uể oải. “Chuyện gì đang xảy ra với mình thế này!? Chẳng phải mình nên tập trung hơn sao. Sắp thi rồi!”, bạn tự hỏi nhưng không có câu trả lời. Và điều đó càng khiến bạn căng thẳng mệt mỏi hơn.

Vậy rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra với bạn?

Ly cocktail trộn lẫn bao nhiêu là thứ bạn đang trải nghiệm là gì?

Ly cocktail đó thực tế được mix bởi ba thành phần chính: suy nghĩ – cảm xúc – cảm giác.

• “Ôi, mệt quá. Còn bao nhiêu thứ chưa ôn!” là suy nghĩ của bạn.

• Căng thẳng và lo lắng là cảm xúc xuất hiện cùng suy nghĩ đó.

• Còn sự bứt rứt, khó chịu, đầu ong ong, buồn nôn khi căng thẳng rã rời và bụng chộn rộn là những cảm giác mà cơ thể đi kèm với cảm xúc căng thẳng của bạn.

“Ồ ra là vậy!” Hẳn bạn sẽ thốt lên như thế khi đọc đến đây. Carota mong là như vậy bởi bạn biết không việc tách bạch ba thành tố này là bước đầu tiên để giúp bạn học cách điều tiết cảm xúc của mình đấy.

Tập cách nói về cảm xúc căng thẳng
Tập cách nói về cảm xúc căng thẳng

Tập cách nói về cảm xúc căng thẳng

Bởi bạn có thể thấy nếu chúng ta không tách bạch được suy nghĩ – cảm xúc – cảm giác thì chúng ta sẽ mắc kẹt trong nắm len rối bù đó và không biết phải gỡ ra thế nào.

Trên thực tế, bạn sẽ thấy cảm xúc có mối liên hệ chặt chẽ với suy nghĩ và cảm giác cơ thể. Điều tiết cảm xúc vì thế có thể được thực hiện bằng hai con đường:

1. Điều tiết cảm giác cơ thể

2. Làm việc với các luồng suy nghĩ

Việc tập trung cảm nhận các cảm giác cơ thể trên thực tế sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và bình tĩnh hơn bởi nó giúp tăng cường sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể – kết nối thường bị lỏng đi khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng.

Vậy sao bạn không cùng Carota thử bài tập nhỏ giúp đưa cảm xúc và cảm giác cơ thể kết nối lại với nhau ngay lúc này nhỉ?

Bạn sẽ cần một mảnh giấy và một cây bút để ghi ra (bạn cũng có thể chỉ nghĩ nhưng với kinh nghiệm của Carota thì việc ghi ra sẽ rõ ràng hơn!)

• Bước 1: Bạn đang có những cảm xúc nào? (bình thản, tức giận, buồn, thất vọng, lo lắng,..)

• Bước 2: Tập trung vào cơ thể bạn. Điều gì đang diễn ra bên trọng cơ thể bạn? (hơi thở, nhịp tim, tư thế cơ thể, cơ mặt,…)

• Bước 3: Ghi lại vào giấy cảm xúc + cảm giác cơ thể bạn đang trải nghiệm.

Chẳng hạn:

• VD1. Tôi đang cảm thấy bình thản. Tim tôi đập nhẹ nhàng. Nếu không để ý, tôi sẽ không nghe được nhịp tim mình. Hơi thở tôi đều, không gấp gáp. Trán tôi không nhăn. Quai hàm thả lỏng.

• VD2. Tôi đang căng thẳng. Tim tôi đập nhanh hơn bình thường. Cổ tôi mỏi và chân tay bứt rứt.

Bạn cảm thấy thế nào sau khi viết ra? Hy vọng rằng bạn sẽ thấy cảm xúc của mình trở nên quân bình hơn. Nếu bây giờ là lúc để đứng dậy hay làm gì đó. Hãy làm vậy bạn nhé. Đó là điều cơ thể bạn cần. Nếu bạn cần bày tỏ, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây!

—————

Carota – Nền tảng tham vấn tâm lý online chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam

  • Download app tại đây: http://onelink.to/carota
  • Hướng dẫn sử dụng app: https://bit.ly/2S3FC6e
  • Categories: CAROTA MỖI NGÀY